Thị trường bất động sản đầu năm có dấu hiệu chững lại bởi tác động của dịch Covid-19. Điều này không chỉ khiến cho thị trường có nguy cơ giảm tốc, khó có thể đạt được những mục tiêu được đề ra cho dịp cuối năm. Để kích cầu cho thị trường phát triển trở lại, cần phải áp dụng đồng bộ và quyết liệt một loạt các giải pháp.
Thứ nhất: Xác định những vấn đề còn tồn tại và xây dựng những điều chỉnh phù hợp. Đặc biệt là đối với một số văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp đến các hoạt động của Bất động sản như Luật Đất Đai, Luật Bất Động, Sản, Luật Quy hoạch, Luật Dân Sự….
Các văn bản bất động sản cần phải thống nhất, đồng bộ và mạch lạc. Cần phải rà soát điều chỉnh để hạn chế tình trạng chồng chéo luật khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc áp dụng và thi hành. Bên cạnh đó cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản hướng dẫn triển khai quy định của Luật để tạo điều kiện cho các hoạt động liên quan có thể diễn ra một cách thuận lợi.
Thứ 2: Condotel, oficetel là hai vấn đề bất động sản nổi cộm được khá nhiều người quan tâm trong thời gian vừa qua. Bởi vậy cần phải nhanh chóng nghiên cứu, hoàn thiện và ban hành hệ thống pháp lý với các quy định rõ ràng để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này.
Các quy phạm pháp luật cần phải đảm bảo giải quyết được những vấn đề như: việc sở hữu tài sản như thế nào? Giao dịch diễn ra ra sao và lợi ích của các bên trong giao dịch như thế nào? Trong trường hợp lợi ích không được phân chia một cách hợp lý thì sẽ giải quyết thế nào? Các chi phí liên quan cần phải phân chia ra sao cho hợp lý để việc vận hành bộ máy diễn ra được trơn tru.
Thứ 3: Những rào cản liên quan đến việc tiếp cận đất đai cần phải được tập trung để tháo gỡ cho chủ đầu tư các dự án bất động sản công nghiệp. Hoàn thiện những vấn đề còn tồn tại, thiếu sót liên quan đến các quy phạm điều chỉnh bất động sản.
Những vấn đề liên quan đến việc thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng cần phải được quy định rõ ràng về quyền, nghĩa vụ và vai trò của các bên. Bên cạnh đó những vấn đề liên quan đến hạ tầng ngoài hàng rào bất động sản công nghiệp, đặc biệt là cơ chế đấu thầu quyền sử dụng đất cũng cần phải được điều chỉnh.
Thứ 4: Những vấn đề liên quan đến tài chính phái sinh bất động sản cũng cần phải được nghiên cứu để đưa ra các quy định kiểm soát phù hợp. Cần đặc biệt quan tâm đến ba nhóm công cụ chính là quỹ đầu tư tín thác, hệ thống thế chấp thứ cấp, quỹ tiết kiệm tương hỗ, trái phiếu hoá – quyền sử dụng đất và cổ phần hoá quyền sử dụng đất…
Thứ 5: Một số nguồn vốn cần phải được tích cực giải ngân bao gồm đất đầu tư công (vốn ODA, trái phiếu chính phủ, vốn PPP đầu tư vào cơ sở hạ tầng). Hoàn thiện quy trình, văn bản quy phạm dưới luật để hướng dẫn việc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật liên quan. Các nguồn vốn cần phải được giải ngân và vận hành thông suốt sao cho việc thực hiện đạt hiệu quả cao và mang lại lợi nhuận cho thị trường bất động sản.
Thứ 6: Từ năm 2013 đến nay, thị trường bất động sản đã phát sinh rất nhiều vấn đề mà luật chưa điều chỉnh đến được, bởi vậy nên cần phải khẩn trương nghiên cứu và ban hành các điều luật bổ sung, sửa đổi Luật Đất Đai 2013. Tập trung vào các định hướng liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, đăng ký, thống kê, định giá theo hướng áp dụng công nghệ 4.0. Tin học hoá công nghệ quản lý đất đai đang là hướng đi mới mà mọi người cần phải cập nhật và áp dụng trong thời gian tới.
Thứ 7: Nên tập trung phát triển nhà giá thấp thông qua việc tìm kiếm quỹ hỗ trợ lãi suất khả dụng tương tự như gói 30 nghìn tỷ được nhà nước triển khai trong giai đoạn từ 2013-2016.
Thứ 8: Rà soát lại hàng loạt các dự án bất động sản không triển khai hoặc chậm triển khai để thu hồi nguồn đất để tập trung phát triển theo hướng khác, tránh lãng phí. Công khai và minh bạch thị trường bất động sản đang là mục tiêu được cơ quan nhà nước hướng tới.
Thứ 9: Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Đảng, Nhà Nước và tất cả các thành phần kinh tế, toàn dân, cần phải phối hợp để ngăn chặn, khoanh vùng và dập dịch. Đây không chỉ là biện pháp để bảo vệ sức khoẻ toàn dân mà còn là cách để hạn chế những tổn thất mà dịch bệnh mang đến cho nền kinh tế, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch…
Đồng bộ thực hiện các biện pháp, giải quyết vấn đề đang chính là hướng giải quyết để thúc đẩy sự phát triển trở lại của thị trường bất động sản, đặc biệt là khi nền kinh tế trong và ngoài nước đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
>>> Tham khảo: Nhà đất Đà Lạt giá rẻ mới nhất 2020
Comentários